GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Đề tài: Kể chuyện “Ba cô gái”
Đối tượng: Trẻ MGL lớp A1 – Trường MN Kim An
Số lượng trẻ: 26 trẻ
Thời gian : 30 -35 phút
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Hoạt động | Mục đích Yêu cầu | Chuẩn bị | Tiến hành |
LQ Văn học
Kể chuyện: Ba cô gái | 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện “Ba cô gái” - Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện: Câu chuyện kể về bà mẹ và 3 cô con gái, bà mẹ rất yên thương các con nhưng cô cả và cô hat không yêu thương mẹ và bị trừng phạt, cô út hiếu thảo với mẹ nên được sống lâu, mọi người yêu quý. - Trẻ hiểu từ “ròng rã”, “tất tả” 2. Kỹ năng -Trẻ nhớ một số tình tiết chính trong câu truyện -Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc 3. Thái độ - Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô - Trẻ yêu thương mẹ và những người thân trong gia đình: biết quan tâm chăm sóc mẹ, giúp đỡ mẹ những việc nhỏ | * Đồ dùng của cô: - Tranh chuyện “Ba cô gái” - Que chỉ. - Nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Ba ngọn nến lung linh” - Máy tính - Ti vi - Video truyện “Ba cô gái” * Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi
| 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ : Cả nhà thương nhau => trò chuyện qua bài hát, chủ đề: 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Kể chuyện cho trẻ nghe: - Cô kể lần 1: cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ, nét mặt - Cô hỏi trẻ tên truyện: Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Cô kể lần 2:cô kể diễn cảm kết hợp với tranh truyện * Tóm tắt nội dung truyện: Câu chuyện kể về bà mẹ và 3 cô con gái, bà mẹ rất yên thương các con nhưng cô cả và cô hat không yêu thương mẹ và bị trừng phạt, cô út hiếu thảo với mẹ nên được sống lâu, mọi người yêu quý. * Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện: + Trong truyện có những ai? + Bà mẹ sinh được mấy người con gái? Trích dẫn: “Ngày xửa ngày xưa….sinh được 3 cô con gái” + Bà đối với các con như thế nào? Trích dẫn: “Bà rất yêu thương các con…không hề phàn nàn” + Nghe tin mẹ bị ốm chị cả có về thăm mẹ ngay không? Vì sao? Trích dẫn: “Sóc con đi rong rã….chị còn phải cọ cho xong chỗ chậu này đã” Cô giải thích từ “ròng rã”: đi lâu, đi vất vả mới đến được nơi cần đến. + Nghe tin mẹ bị ốm chị hai có về thăm mẹ ngay không? Vì sao? Trích dẫn: “Sóc con đến nhà cô hai….chị phải se hết chỗ chỉ này đã” + Nghe tin mẹ ốm cô út đã làm gì? Trích dẫn: “Sóc con đến nhà cô út, cô út đang nhào bột…Cô hốt hoảng tất tả về thăm mẹ ngay” Cô giải thích từ “Tất tả”: đi nhanh vội vàng không kịp mang theo thứ gì. Cô út nghe tin mẹ ốm là về thăm mẹ ngay + Trong ba cô gái đó cô nào là người hiếu thảo với mẹ? + Qua câu chuyện con yêu quý cô gái nào? Vì sao? * Cô cho trẻ xem video truyện “Ba cô gái” 3. Kêt thúc hoạt động - Hôm nay con được nghe câu chuyện gì? - Qua câu chuyện cô muốn tất cả các con hãy vâng lời mẹ, yêu thương, quan tâm đến mẹ nhiều hơn nhé. - Cô mở nhạc bài “Ba ngọn nến lung linh” cho trẻ hát và đi ra sân chuyển hoạt động. |
Lưu ý | ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... | ||
Chỉnh sửa năm | ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn